Sunday, May 3, 2015

Dân tộc Chăm trước sự hăm dọa của lò điện hạt nhân

http://www.tinparis.net/thoisu13/VietNam_DanTocChamNhamaydienhatnhan.pdf
 
Dân tộc Chăm trước sự hăm dọa của lò điện hạt nhân
Written by BBT Champaka.info

Friday, 08 March 2013 10:39
 
 
Champa là vương quốc ra đời ở miền trung Việt Nam vào thế kỷ thứ

2, có một chiều dài của lịch sử và nền văn minh cao độ, nhưng bị

xóa bỏ trên bản đồ vào năm 1832 trước cuộc Nam Tiến của dân tộc

Việt. Sau 8 thế kỷ chiến tranh tương tàn, dân tộc Chăm hoàn toàn bị

tiêu diệt để rồi người ta không tìm thấy một bóng dáng người Chăm

nào còn sống xót từ tỉnh Quảng Bình đến vịnh Cam Ranh.

Hôm nay, dân tộc Chăm chỉ còn sống xót chưa đầy 100 ngàn người

trong hai tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận, một tập thể vô sản đang

lâm vào cảnh nghèo đói và khốn cùng, vì không còn đất đai để canh

tác và không công ăn việc làm, một cộng đồng không tổ chức, không nhà lãnh đạo và cũng không có định hướng tương lai.

Sau 8 thế kỷ đương đầu bằng xương máu với cuộc Nam Tiến, người Chăm hôm nay phải gánh thêm mối lo âu, không

phải là sự cơ cực đói khát hàng ngày mà là lò điện hạt nhân sắp xây dựng ở tỉnh Ninh Thuận, quê hương thân thương của

dân tộc này.

Đối với dân tộc Chăm, lò điện hạt nhân ở Ninh Thuận trở thành mối nguy cơ cho sự sống còn của họ, đã làm đảo lộn cả

hệ thống tâm linh của dân tộc này từ mấy năm qua. Dân tộc Chăm có lý do để bày tỏ sự lo âu của họ. Cộng Hòa Sô Viết là

quốc gia tân tiến chuyên chế tạo lò điện hạt nhân, nhưng cũng không né tránh thảm họa của lò hạt nhân Tchernobyl bị nổ

vào ngày 26-4-1986 đã gây ra hơn 200 000 người bị nhiểm độc. Nhật Bản là quốc gia tân tiến thứ hai chuyên xây dựng lò

điện hạt nhân, nhưng cũng bất lực trước sống thần vào tháng 11 năm 1911 đã làm bùng nổ lò hạt nhân tại Fukushima,

gây ra bao thiệt hại về nhân mạng và môi trường thiên nhiên cho dân tộc Nhật.

Chính vì sự tàn phá khủng khiếp của lò hạt nhân mà nhiều quốc gia tân tiến trên thế giới đang tìm cách hủy bỏ chương

trình hạt nhân, trong khi đó Việt Nam vẩn còn nằm trong danh sách của quốc gia chậm tiến trên thế giới lại chủ trương xây

dựng lò điện hạt nhân trên lãnh thổ của mình, mặc dù Việt Nam luôn luôn quảng cáo năng lực điện của Việt Nam quá thừa

để rồi đem bán cho nước Lào và Campuchia.

Phải công nhận rằng, Việt Nam là quốc gia duy nhất trong khu vực Đông Nam Á chủ trương xây lò điện hạt nhân. Đây là

chiến lược mang màu sắc chính trị nhằm phô trương quyền lực thống trị của mình hơn là chính sách mang tính cách kinh

tế nhằm giải quyết vấn đề thiếu năng lực điện để cung cấp cho nhu cầu kỷ nghệ của mình, vì Việt Nam chưa biết làm xe

đạp và cũng chưa biết chế tạo xe con như quốc gia Mã Lai hôm nay.

Nhìn qua qua mức phát triển kinh tế, Viêt Nam vẩn là quốc gia nghèo khó và chậm tiến trong khu vực Đông Nam Á. Mối thu

nhập từng đầu người của Việt Nam hôm nay chưa đầy 3300 đo la một năm (vào khoảng 66 triệu đồng), tức là tương

đương với môt tháng lương của người làm nghề quét đường ở Nhật Bản, trong khi đó Singapor đã lên tới 60 000 đo la

(vào khoảng 1 tỷ 200 triệu đồng Việt Nam); Mã Lai: 15 800 đo la (316 triệu đồng), Thái Lan: 9700 đo la (194 triệu đồng),

nhưng ba quốc gia này không bao nghĩ đến xây lò điện hạt nhân trên lãnh thổ của họ.

Nói về chương trình giáo dục, Việt Nam vẩn là quốc gia có nền giáo dục chậm tiến, không thể đem ra so sánh với bất cứ

quốc gia tân tiến nào trên thế giới, để rồi Thanh Trúc, phóng viên của đài phát thanh Á Châu Tự Do phải than van vào ngày
 
 

17-2-2013 rằng (xin bấm vào đây để xem bài viết): Nhiều tiến sĩ nhưng ít công trình nghiên cứu.




Tại Việt Nam hôm nay, hầu hết sinh viên không ai biết nói tiếng Anh tiếng Pháp, chưa nói đến tiếng Nhật tiếng Nga, trong

khi đó Singapor và Mã Lai là hai quốc gia có nền giáo dục song ngữ (học tiếng Anh kể từ lớp mẫu giáo) và chương trình

giáo dục tại đại học của họ có bằng cấp tương đương với các đại học ở Anh Quốc, Hoa Kỳ, v,v. Chỉ cần vài phút, Singapor

và Mã Lai có thể cung cấp hàng ngàn chuyên gia nói tiếng Anh thông thạo, có trình độ học vấn chuyên ngành, như kỷ sư,

bác sĩ, luật sư, v.v. tương đương với chuyên gia người Anh và người Mỹ. Nhưng hai quốc gia này vẫn chưa nghĩ đến xây

dựng lò điện hạt nhân, không phải là họ thiếu tiền hay không có chuyên gia hạt nhân, mà là chưa tìm ra giải pháp để giải

quyết mối đe dọa khủng khiếp, một khi lò điện hạt nhân bị nổ.
 
 

Ngày 5-3-2013, đọc qua bài viết của đăng trên mạng Web đài VOA của Hoa Kỳ với tựa đề (xin bấm vào): Việt Nam chuẩn bị

2.000 nhân viên cho dự án điện hạt nhân, dân tộc Chăm càng thêm khiếp sợ, vì Việt Nam lúc này chỉ đang ở trong tình




trạng huấn luyện nhân viên để điều hành lò hạt nhân.
  
08/03/13 Dân tộc Chăm trước sự hâm dọa của lò điện hạt nhân

www.champaka.info/index.php?view=article&catid=45%3Aquandiemxahoi&id=739%3Adantoc&tmpl=component&print=1&layout=default&page=&option=com… 2/4
 

Theo đài VOA, Việt Nam dự trù đưa 2.000 kỹ sư và công nhân sang huấn luyện ở Nga và Nhật vào năm tới để chuẩn bị cho




dự án nhà máy điện hạt nhân đầu tiên. Báo chí trích lời ông Lê Văn Tốn, một viên chức cao cấp của Tổng Công ty Sông Đà,

nói rằng số nhân viên vừa kể sẽ là lực lượng nòng cốt của Việt Nam tham gia cùng các công ty nước ngoài xây dựng các tổ

máy của nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận 1 và Ninh Thuận 2 trong những năm tới.

Tháng 2 vừa qua, công ty Sông Đà đã ký một hợp đồng với công ty NIAEP của Nga để đưa một số công nhân đầu tiên cùng

tham gia xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Rostov của Nga.Theo kế hoạch của chính phủ ở Hà Nội, Việt Nam sẽ xây dựng

13 tổ máy điện hạt nhân vào năm 2030 với công suất 15.000 mega watt, chiếm 10% tổng công suất nguồn điện.

*

Dân tộc Chăm hôm nay có lý do để lo sợ trước sức tàn phá của lò điện hạt nhận tại tỉnh Ninh Thuận. Vì rằng Việt Nam

chưa biết bảo quản lò hạt nhân để rồi hôm nay chính quyền Hà Nội phải gởi 2000 người sang Nga và Nhật để học hỏi.

Tiếc rằng danh sách 2000 người này không phải là chuyên gia về hạt nhân, không biết nói tiếng Nga và tiếng Nhật, mà có

thể chỉ là những thành phần con ông cháu cha sang Nga và Nhật cho có lệ để lấy bằng cấp. Kể từ đó, người Chăm càng

nghi thêm là họ sẽ bị tiêu diệt trong cốc lác, một khi lò điện hạt nhân Ninh Thuận bị trục trặc vì lý do kỷ thuật, vỉ những

người được sang đào tạo ở Nga và Nhật chỉ là thành phần đi học cho có lệ, cũng như bao nhà tiến sĩ ở Việt Nam không

cần đi học, nhưng đã có học vị trong tay mà báo chí Việt Nam đã từng lên tiếng.

Trong suốt 8 thế kỷ chiến tranh chống lại cuộc Nam Tiến, dân tộc Chăm đã bị tiêu diệt bằng những súng đạn mang tách

cách cổ điển. Hôm nay, dân tộc Chăm sẽ bị tiêu diệt lần cuối cùng bằng một loại vũ khí tối tân hơn, đó là lò điện hạt nhân ở

Ninh Thuận.
 
 
Đây là hậu quả của lò điện hạt nhân Tchernobyl

Có chăng nhà nước Việt Nam muốn dân tộc Chăm bị hóa thai như vụ nổ ở Tchernobyl vào năm 1986
 
 



 
 

No comments:

Post a Comment