Tuesday, September 3, 2013

Ôi trời ơi! TEPCO giãi quyết nạn rỏ rỉ nước nhiễm xạ tại Fukushima theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” - thấy đâu đánh đó

http://danlambaovn.blogspot.com.au/2013/09/oi-troi-oi-tap-oan-ien-hat-nhan-nhat.html#more

http://208.83.223.238/doc-gia-viet/oi-troi-oi-tap-doan-dien-hat-nhan-nhat-tepco-giai-quyet-nan-ro-ri-nuoc-nhiem-xa-tai-fukushima-theo-kieu-bat-coc-bo-dia-thay-dau-danh-do/

Ôi trời ơi! TEPCO giãi quyết nạn rỏ rỉ nước nhiễm xạ tại Fukushima theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa” - thấy đâu đánh đó
Nguyễn Hùng, Trần Hoài Nam (Danlambao) - Đảng và nhà nước Việt Nam giao cho Bộ Công Nghiệp chỉ đạo cùng với Tập đoàn Điện Lực Việt Nam (EVN) soạn thảo kế hoạch khả thi và tiến hành thực hiện dự án điện hạt nhân tại Ninh Thuận và tiến tới cho cả nước. Trước đây, xuyên qua lobby của cả chính phủ Nhật và tập đoàn điện lực Tokyo (TEPCO), đảng và nhà nước Việt Nam giao cho tập đoàn TEPCO cố vấn dự án điện hạt nhân cùng huấn luyện kỹ thuật vận hành nhà máy chuẩn bị cho nhà máy điện hạt nhân tại Ninh Thuận.


Với nhiều chục năm kinh nghiệm về vận hành và giải quyết chất thải phóng xạ do các lò phản ứng hạt nhân tạo ra, tưởng như việc chọn TEPCO làm chuyên gia cố vấn cũng là việc hợp lý dù cho nước Nhật đã quyết định ngưng xây dựng thêm nhà máy điện hạt nhân tại Nhật Bản từ khi xảy ra thảm họa hạt nhân tại Fukushima vào năm 2011.

Với một tập đoàn to lớn và tự cho mình dày dạn kinh nghiệm về lò phản ứng hạt nhân thì ai ai cũng nghỉ rằng họ có đủ trình độ và kỹ thuật và nhân lực giãi quyết tốt nhất những hậu quả ô nhiễm phóng xạ của thảm họa hạt nhân tại Fukushima. Nhưng qua những vụ đổ bể mới đây chỉ về vấn nạn nước nhiễm xạ cao bị rò rì với số lượng đáng kể ra chung quanh khu vực nhà máy và chảy ra vùng biển xung quanh vùng Fukushima gây ô nhiễm phóng xạ cho vùng biển rộng lớn xung quanh nước Nhật Bản vừa bị Cơ quan kiểm tra hạt nhân của chính phủ Nhật phanh phui thì cả nước Nhật và thế giới mới vỡ lẽ rằng TEPCO là tập đoàn không ra gì trong cách thức giãi quyết nguồn nước chứa đầy chất độc phóng xạ tại khu vực nhà máy điện hạt nhân bị hư hại Fukushima. Một vị Bộ Trưởng Nhật đặc trách về thảm họa Fukushima đã thẳng thừng tuyên bố rằng TEPCO đã giải quyết tình trạng ô nhiễm phóng xạ tại Fukushima không ra làm sao, không nên thân nên hình, giải quyết ô nhiễm phóng xạ theo kiểu “bắt cóc bỏ dĩa”, thấy đâu đánh đó, không có bài bản gì cả (like whack-a-mole).

Ngay tại Nhật mà đã như vậy thì chúng ta nghĩ lại cho trường hợp nếu có một nhà máy điện hạt nhân tại Việt Nam bị tai nạn tương tự mà càng lo sốt vó cho tương lai của đất nước và dân tộc mình, không sớm thì muộn cả nước sẽ bị đại họa của tai nạn nóng chảy lò phản ứng hạt nhân. Và khi đó cả nước sẽ rơi vào địa ngục phóng xạ kéo theo là đại nạn diệt vong.

Các vị lãnh đạo trong bộ chính trị đảng cộng sản Việt Nam phải gạt sang một bên quan điểm “còn đảng còn mình”, không thể chỉ lo cho lợi ích cá nhân trước mắt cho thế hệ này của đảng cộng sản Việt Nam, mà phải công tâm suy nghĩ lại về những hậu quả không lường gây ra từ một thảm họa hạt nhân mà con cháu chúng ta - luôn con cháu các vị và rất nhiều đảng viên đảng cộng sản khác - sẽ gánh chịu muôn đời vạn kiếp một khi có thảm họa hạt nhân.

Các vị học giả, trí thức nhất là các vị chuyên gia hạt nhân Việt Nam uy tín trong và ngoài nước không thể nào thờ ơ và có cái nhìn thụ động buông tay theo phong cách “có nhà nước lo” mà cần phải tích cực lên tiếng và có hành động cụ thể chống lại việc làm quá sức tai hại này. Các vị là những người “đầu tàu” của nền khoa học kỹ thuật Việt Nam, được toàn dân tin cậy và nương tựa nên không thể lẫn tránh trách nhiệm của mình trước một vấn đề vô cùng hệ trọng trực tiếp ảnh hưởng đến sự sống còn của cả dân tộc- điện hạt nhân.

Mọi người chúng ta cùng nhau xăn tay đóng góp sức mình đấu tranh chống lại các dự án điện hạt nhân, ra sức thuyết phục các cấp lãnh đạo của đảng cộng sản Việt Nam ngưng lại dự án nhà máy điện hạt nhân để tránh một tình trạng đã rồi và không còn lối thoát cho cả nước cho nhiều thế hệ con cháu chúng ta sau này.

Mời tất cả chúng ta đọc qua bài lược dịch của bài tường thuật dưới đây của hảng thông tấn AFP viết về cách giãi quyết thảm họa hạt nhân ngay tại Nhật Bản, một nước có trình độ khoa học kỹ thuật, tiềm năng và sức mạnh của nền công kỹ nghệ hàng đầu thế giới để từ đó suy nghiệm lại tình trạng của nước mình bây giờ và trăm năm sau này.

Ngày 04/09/2013



*

Bộ trưởng Nhật bản ví von - Fukushima xử lý nước nhiễm chất phóng xạ như “hành động bắt cóc bỏ dĩa” - thấy đâu đánh đó.

Nhóm phóng viên AFP tường thuật

Tokyo (AFP) 26 tháng 8 năm 2013


Cách giải quyết của TEPCO với nước nhiễm xạ tại khu vực nhà mày điện hạt nhân bị hư hại tại Fukushima đã được ví như "hành động bắt cóc bỏ dĩa", một bộ trưởng Nhật Bản cho biết như vậy vào hôm thứ Hai sau khi ông đến thăm nhà máy bị tàn phá này. Tại khu vực nhà máy, ông cho hay rằng chính phủ Nhật Bản cam két sẽ đẩy mạnh sự tham gia của chính quyền.

Các lời phê phán ​​đầy màu mè đã xảy ra sau khi 300 tấn nước nhiễm phóng xạ độc hại bị phát hiện đã rò rỉ từ một trong hàng trăm bồn lưu trữ nước bị nhiễm xạ cao độ được sử dụng để làm mát các lò phản ứng hạt nhân bị hư hại tại nhà máy.

"Liên quan đến công tác xử lý nước nhiễm xạ của TEPCO, chúng đã được ông Bộ trưởng Công Nghiệp Toshhmitsu Motegi ví von như “hành động bắt cóc bỏ dĩa” khi so sánh hành động của tập đoàn TEPCO với một trò chơi tại hội chợ trong đó người chơi đập vào những vật bật lên một cách ngẫu nhiên từ các lỗ.

Ông nói "Từ giờ trở đi chính phủ sẽ đóng một vai trò lớn hơn".

Chuyến đi của ông Motegi, người đang đề cập đến phản ứng vội vã “như bắt cóc bỏ dĩa” của TEPCO khi có các sự kiện xảy ra hơn là lập ra kế hoạch trước, được thực hiện giữa lúc có việc gia tăng lời kêu gọi chính phủ phải nhận lấy trách nhiệm thu dọn tại nhà máy hạt nhân bị hư hại.

Các nhà phê bình đã cáo buộc TEPCO (Tokyo Electric Power Co) không có khả năng đối phó với khối lượng lớn - và ngày càng tăng - nước nhiễm xạ tại khu vực nhà máy điện hạt nhân bị hư hại.

Vụ rò rỉ hôm tuần trước được cho là một tai nạn riêng biệt nghiêm trọng nhất kể từ khi các lò phản ứng hạt nhân của nhà máy bị nóng chảy trong thảm họa hạt nhân vào tháng 3/2011 sau khi bị thiệt hại bởi một trận động đất và sóng thần.

Vào đầu tháng Tám, Thủ tướng Shinzo Abe mô tả là "khẩn cấp" về cuộc chiến đấu ngăn chặn nước bị nhiễm xạ chảy thoát vào đại dương.

Chánh văn phòng nội các, ông Yoshihide Suga, cho biết tại Tokyo rằng Thủ tướng Abe đã ra lệnh cho Bộ trưởng Công nghiệp dùng "mọi biện pháp có thể ", bao gồm cả việc sử dụng Quỹ dự phòng từ ngân sách quốc gia.

"Vụ rò rỉ nước nhiễm xạ từ các bồn chứa là vô cùng đáng tiếc, " ông Suga nói tại một cuộc họp báo. "Thất bại trong việc quản lý các bồn chứa nước nhiễm xạ chính là một vấn đề lớn."

"Về phía chính phủ, chúng tôi sẽ làm bất cứ điều gì chúng tôi có thể làm gì để giải quyết vấn đề này."

Các nhân viên thanh tra của Cơ quan giám sát hạt nhân của Nhật Bản đã đi xem xét nhà máy Fukushima hôm thứ Sáu, họ tuyên bố việc trữ nước nhiễm xạ tại khu vực này là việc làm "cẩu thả".

Hôm thứ Bảy, TEPCO cho biết chiếc bồn chứa xì nước nhiễm xạ là một trong ba bồn trước đó đã được di dời khỏi vị trí ban đầu của chúng vì nền bị lún.

TEPCO vẫn chưa xác định chính xác nguyên nhân gây ra vấn đề rò rỉ tại bồn chứa đầu tiên, nhưng vào cuối tuần họ đã bắt đầu rút cạn những bồn chứa khác mà chúng đã được di chuyển cùng lúc với bồn đầu tiên bị rò rỉ trong năm 2011.

Vào ngày Chủ Nhật, Ngoại trưởng Nhật Bản Fumio Kishida thăm Chernobyl ở Ukraine, khu vực xảy ra thảm họa hạt nhân năm 1986, và dự kiến ​​tổ chức hội đàm với nhân vật đồng cấp Ukraina vào ngày thứ Hai.

Ông Kishida hy vọng sẽ chia sẻ kinh nghiệm trong việc khắc phục hậu quả của những thảm họa hạt nhân, một phát ngôn viên chính phủ Nhật Bản cho biết.

Hơn hai năm sau khi thảm họa xảy ra tại Fukushima, TEPCO tiếp tục đấu tranh với công việc làm sạch phóng xạ, một dự án dự kiến ​​sẽ mất khoảng bốn thập niên.

Một danh mục các rủi ro, thường kèm theo việc họ không muốn công khai thừa nhận để khỏi phải tiết lộ mức độ nguy hiểm của vấn đề, đang dẫn đến một loạt cảnh báo ngày càng tăng của nhu cầu cần cho các chuyên gia nước ngoài tham gia và kiểm soát các hoạt động giãi quyết nhiễm xạ.

Trong khi không ai được chính thức ghi nhận là đã bị chết do kết quả trực tiếp của bức xạ hạt nhân bị thoát ra bởi tai nạn nóng chảy lò phản ứng hạt nhân, dân chúng trong các khu vực rộng lớn xung quanh nhà máy điện hạt nhân đã phải được sơ tán.

Hàng chục ngàn người vẫn không thể trở về nhà của họ vì các nhà khoa học cảnh báo một số khu vực có thể sẽ bị bỏ hoang vĩnh viễn và con người không còn có thể sinh sống được.

Nguồn bài phóng sự:

 
Fukushima water handling ‘like whack-a-mole’: ministerby Staff Writers
Tokyo (AFP) Aug 26, 2013


TEPCO’s handling of radioactive water at Fukushima has been like “whack-a-mole”, a minister said Monday after visiting the battered plant, pledging Japan’s government would step up its involvement at the site.
The colourful comments come after 300 tonnes of toxic liquid was found to have leaked from one of the hundreds of tanks storing heavily polluted water used to cool broken reactors at the plant.
“With regard to TEPCO’s handling of contaminated water, it has been just like whack-a-mole,” said industry minister Toshimitsu Motegi, in reference to the anarchic fairground game in which players bash creatures that pop up from random holes.
“From now on, the government will play a greater role,” he said.
The trip by Motegi, who was apparently referring to TEPCO’s hurried response to events rather than planning ahead, comes amid growing calls for the government to take charge of the clean-up at the plant.
Critics accuse TEPCO (Tokyo Electric Power Co) of being incapable of dealing with the vast — and growing — volumes of radioactive water at the site.
Last week’s leak was dubbed the most serious single incident since the plant went into meltdown in March 2011 after being hit by a quake and tsunami.
Prime Minister Shinzo Abe in early August described as “urgent” the battle to stop contaminated water escaping into the ocean.
Chief Cabinet Secretary Yoshihide Suga said in Tokyo that Abe had ordered his industry minister to take “every possible measure”, including the use of reserve funds from the national budget.
“The leak of contaminated water from the tank was extremely regrettable,” Suga told a news conference. “Failing to manage tanks properly is a big problem.”
“As a government, we will do whatever we can do to resolve the problem.”
Inspectors from Japan’s nuclear watchdog who toured the plant Friday declared water storage at the site was “sloppy”.
TEPCO said Saturday the tank that sprang a leak was one of three to have been relocated from its original spot because of subsidence.
The utility has not yet pinpointed the reason for the problem with the first tank, but at the weekend began emptying the other tanks that were moved with it in 2011.
On Sunday Japanese Foreign Minister Fumio Kishida visited Chernobyl in Ukraine, the site of a 1986 nuclear disaster, and was due to hold talks with his Ukrainian counterpart on Monday.
Kishida hopes to share experience in overcoming the consequences of nuclear disasters, a spokesperson said.
More than two years after the disaster at Fukushima, TEPCO continues to struggle with the clean-up, a project expected to take around four decades.
A catalogue of mishaps, often accompanied by a perceived unwillingness publicly to reveal the extent of problems, is leading to a growing chorus warning of the need for outside experts to step in and take control of the operation.
While no one is officially recorded as having died as a direct result of the radiation released by the meltdowns, large areas around the plant had to be evacuated.
Tens of thousands of people are still unable to return to their homes, with scientists warning some areas may have to be abandoned for human habitation.

No comments:

Post a Comment