Sunday, May 27, 2012

THẢM HỌA FUKUSHIMA ĐÁNG SỢ HƠN ƯỚC TÍNH!

http://xuandienhannom.blogspot.com.au/2012/05/tham-hoa-fukushima-ang-so-hon-uoc-tinh.html
SGTT.VN - Hãng tin Kyodo (Nhật Bản) ngày 25.5 cho biết mức phóng xạ lan ra không khí sau thảm họa hạt nhân Fukushima tháng 3.2011 nghiêm trọng hơn những gì mà nước Nhật ước tính trước đó.



Nhà máy điện hạt nhân Fukushima với thảm họa rò rỉ lò phản ứng hạt nhân.

Theo công ty Điện lực Tokyo (TEPCO), khoảng 900.000 terabecquerel phóng xạ đã được thải ra không khí từ ngày 12 đến 31.3.2011. Đây là con số cao hơn so với ước tính trước đó của Ủy ban An toàn hạt nhân Nhật Bản. TEPCO cũng thông báo mức phóng xạ thải ra sau tháng 3.2011 đã giảm.

Các số liệu mới nhất từ TEPCO được đưa ra sau khi Tổ chức Y tế thế giới ra báo cáo về mức độ phóng xạ ở Nhật, theo đó trẻ em sơ sinh ở những cộng đồng bị ảnh hưởng nhất của thảm họa chính là nạn nhân bị nhiễm xạ cao hơn so với bình thường.

Ở một thị trấn thuộc khu vực Fukushima, mức độ phóng xạ tuyến giáp với trẻ em là 100 - 200 millisievert (mSv). Mức độ như vậy có thể liên quan tới khả năng cao về bệnh ung thư sau này. Ở các khu vực còn lại của Nhật, con số từ 1-10mSv. Ở ngoài nước Nhật, con số chỉ chưa đến 0,01 mSv, và thường thấp hơn như vậy.

Sau thảm họa hạt nhân Chernobyl năm 1986, số ca ung thư tuyến giáp được tìm thấy sau đó ở những người vốn chỉ trẻ em vào thời điểm thảm họa cao hơn so với người bình thương.

Báo cáo của Tổ chức Y tế thế giới là nỗ lực quốc tế đầu tiên nhằm đánh giá mức phóng xạ từ thảm hỏa hạt nhân.

Nhật Bản đã đặt ra mục tiêu làm sạch mọi khu vực mà có mức phóng xạ cao hơn mức bình thường 1 millisievert.

Các nỗ lực làm sạch không khí trong năm đầu tiên tập trung ở các khu vực có nồng độ phóng xạ từ 20 - 50 mSv/năm, tức 7-16 lần so với mức trung bình công dân một nước nông nghiệp tiếp nhận mỗi năm, nhưng thấp hơn khả năng bị ung thư.

Thảm họa sóng thần sau trận động đất 9 độ Richter ở nước Nhật năm 2011 đã làm hư hại nặng Nhà máy điện hạt nhân ở Fukushima. Cư dân một số thị trấn quanh khu vực đã phải rời bỏ nhà cửa. Đến nay, toàn bộ khu vực 20km xung quanh nhà máy vẫn bị phong tỏa.

(Theo CNN, Tuổi Trẻ)

Nguồn: Sài Gòn tiếp thị.

No comments:

Post a Comment